Tiểu đường loại 2
Tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 (còn được gọi là đái tháo đường típ 2, đái tháo đường type 2, tiểu đường type 2) là một rối loạn chuyển hóa lâu dài được đặc trưng bởi đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối.[6] Các triệu chứng thường gặp bao gồm hay khát nước, đi tiểu thường xuyênsút cân không rõ nguyên nhân.[3] Các triệu chứng cũng có thể bao gồm thường xuyên có cảm giác nhanh đói, cảm thấy mệt mỏi yếu cơ và chậm lành các vết thương hoặc vết bầm tím.[3] Các triệu chứng này thường xuất hiện chậm.[6] Biến chứng lâu dài từ đường huyết cao bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, suy thận và lưu lượng máu kém ở chân tay có thể dẫn đến phải cắt cụt hoặc tháo khớp.[1] Sự khởi phát đột ngột của tình trạng tăng đường huyết hyperosmolar có thể xảy ra; tuy nhiên, nhiễm toan ceton là không phổ biến.[4][5]Bệnh đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ típ 2) có nguyên nhân chủ yếu do béo phì và thiếu tập thể dục.[1] Một số người có nguy cơ từ di truyền cao hơn những người khác.[6] Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90% các trường hợp tiểu đường, và 10% còn lại chủ yếu là do đái tháo đường loại 1 và tiểu đường thai kỳ.[1] Trong tiểu đường loại 1 có một mức insulin thấp hơn để kiểm soát lượng đường trong máu, do sự tự miễn làm mất các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.[12][13] Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường là bằng xét nghiệm máu như kiểm tra glucose huyết tương lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose đường uống, hoặc hemoglobin glycated (A1C).[3]Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ngăn ngừa một phần bằng cách duy trì cân nặng bình thường, tập thể dục thường xuyên và ăn uống đúng cách.[1] Điều trị bao gồm tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống.[1] Nếu lượng đường trong máu không được hạ thấp về mức bình thường, thuốc thường được khuyến cáo sử dụng là metformin.[7][14] Nhiều người cuối cùng cũng có thể cần phải tiêm insulin.[9] Trong những người phụ thuộc insulin, khuyến cáo nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu; tuy nhiên, điều này có thể không cần thiết ở những người dùng thuốc.[15] Phẫu thuật chữa béo phì (bariatric surgery) thường cải thiện bệnh tiểu đường ở những người béo phì.[8][16]Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã tăng rõ rệt kể từ năm 1960 song song với bệnh béo phì.[17] Tính đến năm 2015, có khoảng 392 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh so với khoảng 30 triệu người vào năm 1985.[11][18] Thông thường bệnh này xuất hiện ở tuổi trung niên trở lên,[6] mặc dù tỷ lệ mắc tiểu đường loại 2 đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi.[19][20] Thời gian sống trung bình của người tiểu đường loại 2 vào khoảng 10-20 năm.[10] Tiểu đường là một trong những bệnh đầu tiên được nghiên cứu mô tả.[21] Tầm quan trọng của insulin trong bệnh đã được xác định vào những năm 1920.[22]

Tiểu đường loại 2

Tần suất 392 triệu người (2015)[11]
Tiên lượng Thời gian sống trung bình 10-20 năm[10]
Phương thức chẩn đoán Xét nghiệm máu[3]
Phát âm
Kéo dài Lâu dài[6]
Nguyên nhân Béo phì, ít vận động, di truyền[1][6]
Phòng chống Duy trì cân nặng bình thường, luyện tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý[1]
Khoa Nội tiết học
Đồng nghĩa Noninsulin-dependent diabetes mellitus (NIDDM), adult-onset diabetes[1]
Biến chứng Tăng đường huyết hyperosmolar, nhiễm toan ceton, bệnh tim mạch, đột qụy, bệnh võng mạc tiểu đường, suy thận, tháo khớp chân tay[1][4][5]
Triệu chứng Khát nước nhiều, tiểu nhiều, sút cân không giải thích được, nhanh đói[3]
Điều trị Thay đổi chế độ ăn uống, metformin, insulin, phẫu thuật chữa béo phì[1][7][8][9]
Khởi phát thường gặp Người già hoặc trung tuổi[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiểu đường loại 2 http://adsabs.harvard.edu/abs/2016Natur.535..376P http://www.ahrq.gov/downloads/pub/evidence/pdf/imp... http://diabetes.niddk.nih.gov/ http://www.diabetes.niddk.nih.gov/dm/pubs/mody/ http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2654180 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2699715 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2769984 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2797383